Làm thế nào để quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách tối ưu?

Thảo luận trong 'Phần mềm license' bắt đầu bởi traubavang789, 9/7/21.

  1. traubavang789

    traubavang789 Expired VIP

    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    0
    Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp có vốn, lượng lao động và doanh thu thuộc quy mô nhỏ. Cùng tìm hiểu cách quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả. Dưới đây là tổng hợp những thông tin hữu ích về cách quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    [​IMG]

    Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

    Như đã đề cập phía trên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp có số vốn thấp, lượng nhân công trong doanh nghiệp cũng như doanh thu từ kinh doanh của họ ở mức nhỏ. Các doanh nghiệp thuộc kiểu này được chia làm 3 loại: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.

    Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 95% ở Việt Nam và đóng góp rất lớn trong tạo việc làm cho người dân. Dù là kinh doanh ở mô hình lớn hay vừa và nhỏ thì cũng cần hướng đến việc quản trị doanh nghiệp sao cho hiệu quả. Vậy làm sao để quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả?


    Giải quyết các vấn đề trong quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp

    1. Chiến lược phát triển
    Rất nhiều doanh nghiệp thường gặp vấn đề trong việc lên chiến lược phát triển. Họ chưa thể tự mình đánh giá các vấn đề tồn tại trong doanh nghiệp bao gồm điểm mạnh, yếu trong quản trị; nguồn lực kinh tế; văn hóa doanh nghiệp; cơ hội và thách thức; thiếu những đánh giá thường xuyên và đặc biệt chưa nắm được thông tin về đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó còn một điều quan trọng đó là thiếu sự liên kết giữa đội ngũ lãnh đạo và bộ phận thừa hành của doanh nghiệp.

    2. Thiếu các kỹ năng về quản trị doanh nghiệp
    Khả năng dẫn dắt trong các hoạt động của doanh nghiệp kém dẫn đến việc hoạt động của doanh nghiệp không hiệu quả. Lãnh đạo giao việc cho nhân viên không thực sự hiểu rõ về công việc. Rất nhiều doanh nghiệp không kiểm tra hoạt động của nhân viên, từ đó không đưa được các đánh giá về công việc của nhân viên.

    [​IMG]

    3. Kế hoạch về nhân sự
    Có khá nhiều doanh nghiệp không phân biệt được giữa quản trị nhân sự và quản lý nguồn nhân lực. Họ cũng không chú trọng vào đào tạo nhân sự, không duy trì động lục và không biết cách để tạo động lực trong đội ngũ nhân viên. Từ đó khiến cho độ cạnh tranh trong công việc bị giảm đi, hiệu quả công việc sẽ tụt dốc thê thảm.

    4. Về kế toán và tài chính
    Các doanh nghiệp thường hay mắc phải lỗi này khi không có các hoạt động về thống kê tài chính qua các mốc thời gian. Bộ phận tài chính kế toán không thường xuyên phân tích và rà soát các vấn đề tài chính doanh nghiệp. Từ đó gây thất thoát và tổn thất lớn về tài chính.

    5. Marketing
    Với thời đại truyền thông bùng nổ như hiện nay, các doanh nghiệp không chú trọng vào marketing sẽ bị tụt lại phía sau. Các doanh nghiệp cũng thường mắc phải vấn đề này khi thiếu mất chiến lược marketing, không có các chiến lược phát triển thương hiệu, không thiết lập được sản phẩm và hệ thống phân phối hiệu quả.

    6. Công việc sản xuất
    Một trong những sai lầm của người quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hay mắc phải đó là thiếu các chiến lược về sản xuất. Các vấn đề trong sản xuất như chi phí, chất lượng, thiếu sự sáng tạo trong việc đề xuất cải tiến thay đổi chất lượng của sản phẩm.

    [​IMG]

    7. Sợ phải thay đổi
    Đây chính là tâm lý chung của rất nhiều nhà quản trị doanh nghiệp chứ không phai chỉ có vài người. Chính vì tâm lý này mà họ không nhận thức được sự thiếu sót và hạn chế trong công tác quản lý. Với những vấn đề trên, các nhà quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải thay đổi để có thể tiến hành việc quản trị doanh nghiệp hiệu quả.

    8. Lên chiến lược hiệu quả
    Các chiến lược trong sản xuất và kinh doanh cần được đẩy mạnh chú trọng hơn. Không có một doanh nghiệp nào đi lên mà không có chiến lược đúng đắn và rõ ràng.

    Các doanh nghiệp cần có mục tiêu và kế hoạch trong các hoạt động của doanh nghiệp nhằm hướng đến khách hàng. Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thành công nhờ việc có một chiến lược được đầu tư lớn dù cho việc xây dựng chiến lược và thực hiện chiến lược là 2 công việc không hề đơn giản. Nhưng rõ ràng, nếu không có chiến lược kinh doanh hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng không biết đi đâu và làm gì.

    9. Nâng cao công tác quản lý tài chính
    Tài chính là một trong những vấn đề cốt lõi của quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để công việc này đạt được sự hiệu quả nhất định thì các giám đốc tài chính cần có các chiến lược tài chính tốt đi kèm các phân tích tài chính chuẩn xác. Nếu công tác quản lý tài chính hiệu quả sẽ giúp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn doanh nghiệp.

    [​IMG]

    Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, nắm bắt được các vấn đề cốt lõi trong quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, nhà quản lý có thể vận hành bộ máy doanh nghiệp trơn tru được. Nếu mọi người có nhu cầu tìm hiểu thêm nhiều thông tin ở các lĩnh vực khác như cách quản lý doanh nghiệp sản xuất, cách quản lý nhân sự, cách quản lý tài chính,... truy cập ngay Nhật Ký Nhân Sự Blog ngay bây giờ nhé!
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này